Giao tiếp rõ ràng
Khả năng giao tiếp rõ ràng sẽ tạo nên sự khác biệt ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Cha mẹ phải là tấm gương trong việc giao tiếp rõ ràng để đảm bảo rằng con cái sẽ học theo được điều đó. Khi một người có thể nói lên những gì họ muốn và cần, cơ hội thành công sẽ cao hơn nhiều.
Yêu học tập
Học tập suốt đời là một thói quen sẽ mang lại lợi ích tuyệt vời cho cả cha mẹ và con cái. Khi con cái nhìn thấy cha mẹ chủ động tìm cách học những cái mới, rồi sau đó áp dụng chúng vào thực tế, trẻ cũng sẽ muốn phát triển thói quen này. Tình yêu học tập không phải là thứ ai cũng có được nhưng thói quen thì có thể phát triển. Ví dụ, khi bạn tìm thấy thứ gì mình say mê, hãy cố gắng tìm hiểu thêm về nó. Khi bạn làm thế, nghĩa là bạn đang dạy con mình điều đó.
Giúp đỡ người khác
Khi cha mẹ có thói quen giúp đỡ người khác, con cái sẽ học được cách trở thành người vị tha và biết quan tâm – những phẩm chất mà thế giới này đang rất cần.
Ăn uống lành mạnh
Béo phì ở trẻ nhỏ đang là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng và lý do chính là do cha mẹ là những người ăn uống không lành mạnh. Nếu bạn chỉ yêu cầu trẻ mà chính mình không làm được nghĩa là vô ích. Bạn có thể bắt đầu bằng việc ăn nhiều hoa quả và rau xanh mỗi ngày. Hãy tìm cách lôi kéo trẻ vào các bữa ăn và dạy trẻ tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh.
Tập luyện thể thao
Tạo thói quen tập luyện thể dục hàng ngày có thể là một trong những cách quan trọng nhất đảm bảo con cái bạn có một cuộc sống khỏe mạnh. Hãy bắt đầu bằng 20 phút đi bộ mỗi sáng hoặc tối. Hãy đặt ra mục tiêu, sau đó bắt tay vào thực hiện.
Sống theo giá trị của mình
Giá trị là những gì làm nên con người bạn. Chúng là những niềm tin kiểm soát mọi quyết định của bạn. Những giá trị niềm tin giúp bạn mạnh mẽ và biết đâu là ưu tiên trong mục tiêu của mình. Khi trẻ nhìn thấy cha mẹ phát triển và sống theo những giá trị đó, trẻ sẽ làm được điều tương tự với cuộc sống của mình. Hãy trao đổi với trẻ về những giá trị sống này, dạy trẻ tại sao lại phải thiết lập và sống theo các giá trị đó.
Quản lý tiền bạc
Tài chính là một trong những lý do chính gây ra nhiều tác động tiêu cực tới một cuộc hôn nhân. Thiếu khả năng quản lý tiền bạc có thể dẫn tới những căng thẳng, phiền toái trong gia đình, và rồi sẽ chẳng có ai có thể giúp trẻ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy dạy trẻ sống theo thu nhập của mình và giúp trẻ hiểu tại sao điều đó lại quan trọng. Hãy giải thích tầm quan trọng của việc nói ‘không’ với những thứ mà ta “muốn”, chứ không phải thứ ta “cần”.
Hỗ trợ trẻ
Những bậc phụ huynh luôn dang tay và thể hiện tình yêu vô điều kiện với con cái là đang phát triển một thói quen vô giá. Con cái chúng ta đến một lúc nào đó sẽ gặp đau buồn và trắc trở trong cuộc sống. Nếu trẻ biết bạn luôn ở đó yêu thương và nâng đỡ chúng vô điều kiện, trẻ sẽ tiếp tục mở rộng lòng mình với bạn. Mục tiêu của chúng ta không phải là để cánh cửa ấy đóng sầm lại. Nâng đỡ trẻ không có nghĩa là chúng ta đồng ý với mọi việc mà trẻ đang làm, mà là cho thấy tầm quan trọng của việc chúng ta luôn ở đó khi trẻ cần.
Làm những việc khó khăn
Khi cha mẹ làm được những việc khó khăn, con trẻ cũng sẽ có một tấm gương tốt trong việc đối mặt với những thử thách.
Thói quen được định nghĩa như “một loại hành vi được thực hiện thường xuyên cho tới khi nó trở thành những việc gần như là tự động”. Khi bạn phát triển được những thói quen trên, bạn sẽ tạo ra những cơ hội thực sự để đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho con cái.
Xem thêm:
6 điều sai lầm cha mẹ Mỹ hay nói với con" alt=""/>9 điều cha mẹ làm để con sống tốt hơn mìnhTình trạng học sinh tốt nghiệp THCS xong không thi lên THPT mà nghỉ học ở nhà đi làm đã trở thành nỗi lo của nhà trường và chính quyền xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.
![]() |
Giờ thấy bạn bè đi học, Niển lại thấy hối hận vì đã bỏ học đi làm |
Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Hải Ninh, khoảng 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm trên địa bàn có khoảng 70 học sinh tốt nghiệp THCS thì chỉ có 1/3 trong số đó đăng ký thi vào THPT.
Các em nghỉ học sớm với rất nhiều lí do nhưng chủ yếu là đi làm phụ giúp gia đình. Cũng có những em gia đình không có điều kiện, mặc dù nhiều em học giỏi và rất muốn đi học.
Tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng đáng báo động nhất là năm học 2015 – 2016. “Năm học vừa rồi có hai lớp 9 với tổng cộng 62 học sinh. Trong đó chỉ có 11 học sinh đăng ký thi lên cấp 3, còn lại ở nhà đi làm”, cô giáo Bùi Thị Lài, chủ nhiệm khối lớp 9 năm học 2014-2015 Trường THCS Hải Ninh cho biết.
“Cuối năm lớp 9, thấy nhiều bạn bè trong lớp bàn nhau bỏ học nên em cũng bỏ theo, mặc dù ở nhà bố mẹ có điều kiện để em học tiếp và hoàn toàn không cấm đoán gì” - em Mai Thị Niển (sinh năm 2000), thôn Cửa Thôn, xã Hải Ninh nói.
Được biết, điểm tổng kết cuối năm lớp 9 của Niển là 7,5 - với học lực khá Niển hoàn toàn có thể tự tin thi vào Trường THPT Ninh Châu, nhưng hiện nay em đã bỏ học và đang làm giúp việc cho một gia đình ở TP Đồng Hới với mức lương 2,5 triệu đồng một tháng.
“Quyết định bỏ học là ở em, nhưng giờ thấy các bạn xúng xính áo dài trắng là em lại thấy hối hận” - Niển tiếc nuối.
Trong khi các bạn nữ nghỉ học để đi làm thuê thì các bạn nam lại đi biển đánh cá. Có những bạn tham gia đánh cá biển xa với mức lương 7-8 triệu/tháng nên cũng đồng loạt bỏ học.
Em Nguyễn Văn Thành, ở xã Hải Ninh vừa học xong lớp 9 cũng không đăng ký thi tuyển vào cấp 3. Thành cho biết, anh trai thành cũng chỉ học xong lớp 9 rồi ở nhà đi biển. “Giờ bố mẹ cũng động viên đi học nhưng em không muốn đi. Hiện em ở nhà phụ giúp bố mẹ nuôi tôm, thỉnh thoảng theo một số người dân trong xã đi biển” - Thành chia sẻ.
Nhiều học sinh vẫn muốn đi học lắm…
Người dân vùng biển và thầy cô ở đây tiếc nhất là trường hợp của em Nguyễn Thị Vui (sinh năm 2000), em là học sinh giỏi toàn diện từ tiểu học đến hết THCS, cũng là một lớp trưởng, một cán bộ đoàn đội năng nổ.
![]() |
Vui phải nghỉ học đi làm giúp việc, mặc dù em còn rất muốn đi học |
![]() |
Gánh chè của bà Tâm không thể lo cho con gái học tiếp |
Học xong lớp 9, Vui vẫn rất muốn được đi học tiếp nhưng điều kiện gia đình không cho phép, giờ em đang giúp việc ở TP Đồng Hới với mức lương 2 triệu đồng/tháng.
Những anh chị của Vui cũng không được học hành đến nơi đến chốn và đã lập gia đình nên không thể lo được cho em gái. Trò chuyện với PV, vui nói:“Em vẫn còn muốn đi học lắm, nhưng mẹ không có tiền, nhà lại cách trường gần 13km, phương tiện cũng không có mà đi”.
Được biết, năm nào em cũng đạt giải trong cuộc thi Hùng biện tiếng Anhvà học rất giỏi các môn tự nhiên.
Gặp mẹ Vui, bà Nguyễn Thị Tâm (55 tuổi), bà Tâm cho biết, cuộc sống của 5 mẹ con bà phụ thuộc vào gánh chè ở chợ Cửa Thôn đã hàng chục nay. Nhưng chè cũng chỉ bán được mùa nắng, mưa xuống là chịu. Quanh nhà đất đai toàn cát nên không trồng trọt chăn nuôi gì được. Biết con học giỏi đó mà không làm gì được.
Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết, vì quá nhiều em bỏ học nên chính quyền địa phương cũng như các dòng họ trong làng đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích các em nhưng vẫn không có kết quả.
Còn năm nay, số học sinh vào cấp 3 giảm có thể là do bố mẹ các em nuôi tôm bị thua lỗ nặng, vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng nên không có tiền cho con đi học.
“Mặt khác, có thể các em nhìn những anh chị đi trước, sau khi học xong CĐ, ĐH cũng về quê vì không có việc nên nhiều em không muốn làm gánh nặng gia đình”, ông Liệu nói thêm
Hải Sâm
" alt=""/>Báo động học sinh Quảng Bình nghỉ học sớmVào ngày 29/3/1461, 30.000 lính của Vua Edward IV giáp mặt 35.000 lính trung thành với dòng họ Lancaster gần thị trấn Towton. Tới thời điểm ngưng chiến, đã có 27.000 lính Anh bị chém chết, tương đương 1% dân số nước Anh lúc đó.
Trận Waterloo
Hoàng đế Napoleon Bonaparte là một trong những danh tướng nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. Trận Waterloo vào năm 1815 là trận đánh cuối cùng trong sự nghiệp nhà binh của thiên tài quân sự nước Pháp.
Trận đánh diễn ra vào ngày 18/6/1815, khi ông hoàng nước Pháp chỉ huy quân đội tiến đánh lực lượng của Công tước Wellington đóng quân gần làng Waterloo nằm cách thủ đô của Bỉ khoảng 20km. Sau những cuộc tấn công liên tục và dữ dội, đội quân của Hoàng đế Napoleon đã không thể đánh bại liên quân Anh - Phổ.
Theo đó, 1/3 số quân của Napoleon khoảng 25.000 người thương vong trong cuộc đấu kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ. Phía Anh có 15.000 người thương vong, và Phổ là 7.000 người.
Hoàn toàn tuyệt vọng sau thất bại ở Waterloo và trở về Paris, Hoàng đế Napoleon đành tuyên bố thoái vị vào ngày 22/6/1815 để đến đảo St Heléne ở phía nam Đại Tây Dương sống nốt quãng đời còn lại cho đến khi qua đời vào năm 1821. Không ai ngờ rằng, một thiên tài quân sự từng chinh chiến trên khắp các chiến trường châu Âu đã phải nhận một kết cục bi thảm như vậy.
Nguyên nhân Napoleon thất bại ở Waterloo là đề tài được các nhà quân sự và sử học thế giới bàn luận. Nhiều người cho rằng Anh và Pháp có lực lượng cân bằng, và yếu tố quyết định chính là viện binh của ai đến trước, thì bên đó sẽ thắng.
Trận Somme
Trận đánh Somme là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới, và gây ra thương vong cực lớn cho phía Anh. Nguyên nhân là do quân Anh thiếu kinh nghiệm chiến đấu.
Vào ngày 1/7/1916, hơn 54.000 lính Anh thuộc Tập đoàn quân số 3 và 4 đã bị súng máy và trọng pháo tấn công, khi họ bước qua vùng đất trống để tiến về phòng tuyến quân Đức nằm phía đông thị trấn Albert. Cuộc tấn công đã khiến 20.000 người chết, và nhiều đơn vị gần như bị xóa sổ hoàn toàn.
Mặc dù lực lượng liên quân Anh - Pháp đã cố gắng đột phá chiến hào quân Đức ở một số điểm nhất định dọc theo mặt trận 20km, nhưng nỗ lực của họ bị sa lầy và dẫn tới thế giằng co trong 141 ngày với hơn 1 triệu thương vong. Cho đến nay, trận Somme vẫn là biểu tượng về mức hủy diệt của chiến tranh chiến hào.